REVIEW SÁCH Review sách Bạn có phải người giỏi lắng nghe?

Viên Gia Nhi
Thứ Ba, 05/04/2022

Lắng nghe không đơn thuần chỉ là công việc của đôi tai, cùng dành thời gian để tìm hiểu xem bạn có thật sự đã lắng nghe chính mình, lắng nghe người khác một cách chân thành chưa qua cuốn sách “Bạn có phải người giỏi lắng nghe?”

Về tác giả Kate Murphy

Kate Murphy là một nhà báo, làm việc cho một tòa soạn có trụ sở đặt tại Houston. Các bài báo của cô từng xuất hiện trên Thời báo New Yorks, The Economist, Agence France-Prese và Texas Monthly.

Các bài viết của cô khám phá một loạt các chủ đề đặc biệt bao gồm sức khỏe, công nghệ, khoa học, thiết kế, nghệ thuật, hàng không, kinh doanh, tài chính, thời trang, ăn uống, du lịch và bất động sản.

Cô nổi tiếng với cách viết, giải thích mới mẻ và dễ tiếp cận về các chủ đề phức tạp, đặc biệt là khoa học đằng sau sự tương tác của con người, giúp độc giả hiểu tại sao họ lại hành xử như vậy.

Giới thiệu về sách Bạn có phải người giỏi lắng nghe

“Bạn có phải người giỏi lắng nghe” dài 277 trang, được chia làm 17 chương. Sách cung cấp đến bạn đọc những bài học giá trị về cách lắng nghe chính mình và lắng nghe người khác. Những nghiên cứu, ví dụ thực tế sẽ giúp bạn đọc dễ hình dung, tiếp thu kiến thức từ sách một cách dễ dàng.

Cảm nhận về sách Bạn có phải người giỏi lắng nghe

Lần cuối cùng bạn lắng nghe ai đó là khi nào? Bạn có thực sự lắng nghe mà không bận tâm về những điều mình định nói, liếc xuống điện thoại hoặc nóng lòng đưa ra quan điểm cá nhân? Và lần cuối ai đó thực sự lắng nghe bạn là khi nào? Họ có thực lòng chú ý đến điều bạn đang nói và phản ứng của họ có khiến bạn cảm thấy mình được thấu hiểu hoàn toàn không?

Calvin Coolidge có một câu nói rất nổi tiếng: “Chẳng ai thất nghiệp nếu họ giỏi lắng nghe”. Chỉ bằng cách lắng nghe, chúng ta được gặp gỡ, thấu hiểu, kết nối, đồng cảm và phát triển với tư cách con người. Đó là nền tảng của bất kỳ mối quan hệ thành công nào – cá nhân, chuyên nghiệp hay chính trị. Thật vậy, nhà triết học Hy Lạp cổ đại Epictetus nói rằng: “Tạo hóa ban tặng cho con người một cái lưỡi nhưng có đến hai cái tai, tức là chúng ta có thể lắng nghe người khác nheieuf gấp đôi những gì chúng ta nói”.

Sự thiên vị giao tiếp thân mật đôi khi khiến suy nghĩ của ta bị sai lệch

Để hiểu về một thế giới rộng lớn và phức tạp, chúng ta vô thức tạo ra những thư mục trong đầu để “lưu trữ” mọi người, thường là trước khi họ bắt đầu nói chuyện. Chúng có thể là những khuôn mẫu rộng lớn bị ảnh hưởng bởi văn hóa hoặc chủ nghĩa cá nhân dựa trên kinh nghiệm của chúng ta.

Tâm trí luôn hoạt động không ngừng, để tâm phán xét khi người khác đang nói chính là một sai lầm mà nhiều người hay mắc phải. Chúng ta có khuynh hướng phán xét, đưa ra những nhận định kể cả khi đối phương chưa kết thúc những điều họ đang muốn nói. Có thể sự thấu hiểu giữa bạn và nhiều mối quan hệ đã quá đỗi quen thuộc khiến đôi khi chúng ta không đủ tinh tế để nhận ra họ đã thay đổi. Chính khuynh hướng “Tôi biết bạn đang định nói gì” khiến đôi khi chúng ta xem nhẹ cảm xúc của người khác. Chính vì thế, lần tớinếu bạn lắng nghe một ai đó hãy lắng nghe không chỉ bằng đôi tai và trái tim chân thành, hãy gạt bỏ đi tâm trí của sự phán xét, khi đó hiệu quả của việc lắng nghe sẽ tăng lên và đối phương cũng sẽ cảm nhận được sự tôn trọng từ bạn.

Nói chậm như rùa, nghĩ nhanh như thỏ

“Lắng nghe là vấn đề bạn quyết định không cần lo lắng điều mình sắp nói”, sau đó cho phép “quan điểm và ý kiến của người khác vượt qua sự đề phòng của bạn”

Bạn có để tâm trí đi lang thang khi người khác đang nói không, chúng ta có khuynh hướng không lắng nghe toàn bộ câu chuyện, dễ bị phân tâm bởi nhiều suy nghĩ vẩn vơ khác trong đầu hoặc chờ đợi đến lượt mình nói. Đối phương cần người lắng nghe để thấu hiểu, đôi lúc họ chẳng cần chúng ta phải phân tích hay đáp lại, đơn giản là lắng nghe thật sự. Bạn hoàn toàn có thể bày tỏ cảm xúc thay vì những câu nói đã lập trình sẵn trong đầu mà bỏ qua toàn bộ câu chuyện họ đang nói.

Lắng nghe chính mình

Tiếng nói cá nhân phức tạp hơn được phát hiện có ảnh hưởng nhiều từ phụ huynh và địa vị kinh tế xã hội cao hơn. Với những đứa trẻ lớn lên trong môi trường mà cơ hội lắng nghe của chúng bị hạn chế, việc phát triển tiếng nói cá nhân sẽ gặp trở ngại.

Học cách lắng nghe người khác là một sự tôn trọng, một cách giao tiếp lịch sự hay mong muốn kết nối đến mọi người dễ dàng hơn. Nhưng lắng nghe chính mình cũng là một nghệ thuật sống mà chúng ta cũng nên để tâm, tiếng nói từ sâu bên trong chính bạn sẽ phát huy hết mọi sức mạnh giúp bạn sống một cuộc đời như mong muốn, ngược lại nếu để quá nhiều tiếng nói ồn ào bên ngoài xã hội thay bạn lên tiếng hết lần này đến lần khác sẽ khiến việc phát triển tiếng nói cá nhân gặp trở ngại và tệ hại hơn là rất nhiều người đã mắc phải những căn bệnh tâm lý nguy hiểm vì không được lên tiếng những mong muốn thật sự của mình. Không phải ngẫu nhiên mà não bộ của chúng ta có thể liên kết các quan điểm, lập trường từ nhiều người mà chính sự giao tiếp với chính bản thân sẽ giúp quá trình liên kết và đưa ra các ý tưởng mới trong bạn có cơ hội được phát triển. Thế nên hãy sử dụng thời gian khôn ngoan để dành những giây phút quý báu cho chính mình nữa nhé, kết nối với tâm trí sẽ giúp bạn dễ dàng cân bằng cuộc sống hơn, điều chỉnh cách cư xử với các mối quan hệ xung quanh một cách hợp lý.

REVIEW SÁCH

Review sách Bạn có phải người giỏi lắng nghe?

Lắng nghe không đơn thuần chỉ là công việc của đôi tai, cùng dành thời gian để tìm hiểu xem bạn có thật sự đã lắng nghe chính mình, lắng nghe người khác một cách chân thành chưa qua cuốn sách “Bạn có phải người giỏi lắng nghe?”

Xem ngay:

  • Đắc Nhân Tâm là gì? Ý nghĩa của đắc nhân tâm là gì?
  • 12 cuốn sách ngắn hay và ý nghĩa về cuộc sống nên đọc

Mua tại Tiki Mua tại Newshop Mua tại Shopee

Về tác giả Kate Murphy

Kate Murphy là một nhà báo, làm việc cho một tòa soạn có trụ sở đặt tại Houston. Các bài báo của cô từng xuất hiện trên Thời báo New Yorks, The Economist, Agence France-Prese và Texas Monthly.

Các bài viết của cô khám phá một loạt các chủ đề đặc biệt bao gồm sức khỏe, công nghệ, khoa học, thiết kế, nghệ thuật, hàng không, kinh doanh, tài chính, thời trang, ăn uống, du lịch và bất động sản.

Cô nổi tiếng với cách viết, giải thích mới mẻ và dễ tiếp cận về các chủ đề phức tạp, đặc biệt là khoa học đằng sau sự tương tác của con người, giúp độc giả hiểu tại sao họ lại hành xử như vậy.

Giới thiệu về sách Bạn có phải người giỏi lắng nghe

“Bạn có phải người giỏi lắng nghe” dài 277 trang, được chia làm 17 chương. Sách cung cấp đến bạn đọc những bài học giá trị về cách lắng nghe chính mình và lắng nghe người khác. Những nghiên cứu, ví dụ thực tế sẽ giúp bạn đọc dễ hình dung, tiếp thu kiến thức từ sách một cách dễ dàng.

Mua tại Tiki Mua tại Newshop Mua tại Shopee

Cảm nhận về sách Bạn có phải người giỏi lắng nghe

Lần cuối cùng bạn lắng nghe ai đó là khi nào? Bạn có thực sự lắng nghe mà không bận tâm về những điều mình định nói, liếc xuống điện thoại hoặc nóng lòng đưa ra quan điểm cá nhân? Và lần cuối ai đó thực sự lắng nghe bạn là khi nào? Họ có thực lòng chú ý đến điều bạn đang nói và phản ứng của họ có khiến bạn cảm thấy mình được thấu hiểu hoàn toàn không?

Calvin Coolidge có một câu nói rất nổi tiếng: “Chẳng ai thất nghiệp nếu họ giỏi lắng nghe”. Chỉ bằng cách lắng nghe, chúng ta được gặp gỡ, thấu hiểu, kết nối, đồng cảm và phát triển với tư cách con người. Đó là nền tảng của bất kỳ mối quan hệ thành công nào – cá nhân, chuyên nghiệp hay chính trị. Thật vậy, nhà triết học Hy Lạp cổ đại Epictetus nói rằng: “Tạo hóa ban tặng cho con người một cái lưỡi nhưng có đến hai cái tai, tức là chúng ta có thể lắng nghe người khác nheieuf gấp đôi những gì chúng ta nói”.

Sự thiên vị giao tiếp thân mật đôi khi khiến suy nghĩ của ta bị sai lệch

Để hiểu về một thế giới rộng lớn và phức tạp, chúng ta vô thức tạo ra những thư mục trong đầu để “lưu trữ” mọi người, thường là trước khi họ bắt đầu nói chuyện. Chúng có thể là những khuôn mẫu rộng lớn bị ảnh hưởng bởi văn hóa hoặc chủ nghĩa cá nhân dựa trên kinh nghiệm của chúng ta.

Tâm trí luôn hoạt động không ngừng, để tâm phán xét khi người khác đang nói chính là một sai lầm mà nhiều người hay mắc phải. Chúng ta có khuynh hướng phán xét, đưa ra những nhận định kể cả khi đối phương chưa kết thúc những điều họ đang muốn nói. Có thể sự thấu hiểu giữa bạn và nhiều mối quan hệ đã quá đỗi quen thuộc khiến đôi khi chúng ta không đủ tinh tế để nhận ra họ đã thay đổi. Chính khuynh hướng “Tôi biết bạn đang định nói gì” khiến đôi khi chúng ta xem nhẹ cảm xúc của người khác. Chính vì thế, lần tớinếu bạn lắng nghe một ai đó hãy lắng nghe không chỉ bằng đôi tai và trái tim chân thành, hãy gạt bỏ đi tâm trí của sự phán xét, khi đó hiệu quả của việc lắng nghe sẽ tăng lên và đối phương cũng sẽ cảm nhận được sự tôn trọng từ bạn.

Mua tại Tiki Mua tại Newshop Mua tại Shopee

Nói chậm như rùa, nghĩ nhanh như thỏ

“Lắng nghe là vấn đề bạn quyết định không cần lo lắng điều mình sắp nói”, sau đó cho phép “quan điểm và ý kiến của người khác vượt qua sự đề phòng của bạn”

Bạn có để tâm trí đi lang thang khi người khác đang nói không, chúng ta có khuynh hướng không lắng nghe toàn bộ câu chuyện, dễ bị phân tâm bởi nhiều suy nghĩ vẩn vơ khác trong đầu hoặc chờ đợi đến lượt mình nói. Đối phương cần người lắng nghe để thấu hiểu, đôi lúc họ chẳng cần chúng ta phải phân tích hay đáp lại, đơn giản là lắng nghe thật sự. Bạn hoàn toàn có thể bày tỏ cảm xúc thay vì những câu nói đã lập trình sẵn trong đầu mà bỏ qua toàn bộ câu chuyện họ đang nói.

Lắng nghe chính mình

Tiếng nói cá nhân phức tạp hơn được phát hiện có ảnh hưởng nhiều từ phụ huynh và địa vị kinh tế xã hội cao hơn. Với những đứa trẻ lớn lên trong môi trường mà cơ hội lắng nghe của chúng bị hạn chế, việc phát triển tiếng nói cá nhân sẽ gặp trở ngại.

Học cách lắng nghe người khác là một sự tôn trọng, một cách giao tiếp lịch sự hay mong muốn kết nối đến mọi người dễ dàng hơn. Nhưng lắng nghe chính mình cũng là một nghệ thuật sống mà chúng ta cũng nên để tâm, tiếng nói từ sâu bên trong chính bạn sẽ phát huy hết mọi sức mạnh giúp bạn sống một cuộc đời như mong muốn, ngược lại nếu để quá nhiều tiếng nói ồn ào bên ngoài xã hội thay bạn lên tiếng hết lần này đến lần khác sẽ khiến việc phát triển tiếng nói cá nhân gặp trở ngại và tệ hại hơn là rất nhiều người đã mắc phải những căn bệnh tâm lý nguy hiểm vì không được lên tiếng những mong muốn thật sự của mình. Không phải ngẫu nhiên mà não bộ của chúng ta có thể liên kết các quan điểm, lập trường từ nhiều người mà chính sự giao tiếp với chính bản thân sẽ giúp quá trình liên kết và đưa ra các ý tưởng mới trong bạn có cơ hội được phát triển. Thế nên hãy sử dụng thời gian khôn ngoan để dành những giây phút quý báu cho chính mình nữa nhé, kết nối với tâm trí sẽ giúp bạn dễ dàng cân bằng cuộc sống hơn, điều chỉnh cách cư xử với các mối quan hệ xung quanh một cách hợp lý.

Lắng nghe chính mình - Bạn có phải người giỏi lắng nghe?

Mua tại Tiki Mua tại Newshop Mua tại Shopee

Lời kết

Lắng nghe để kết nối, lắng nghe để thể hiện tình yêu thương và lắng nghe để thành công.

Viết bình luận của bạn